Giác Mạc Chóp – Kẻ Thù Thầm Lặng Gây Giảm Thị Lực

July 5, 2024 bởi admin0
vienthi.png

Giác mạc chóp là tình trạng ở trung tâm hoặc cạnh trung tâm bị giãn phình mỏng ở phía dưới làm độ cận loạn tăng nhanh. Hậu quả gây giảm thị lực và có thể không tăng khi chỉnh kính.

Nguyên nhân:

  • Do yếu tố di truyền.
  • Do tiền sử bệnh viêm giác mạc mùa xuân, viêm kết mạc dị ứng hay dị ứng, hen suyễn, dụi mắt…
  • Do môi trường khói bụi ô nhiễm tác động gây ra các bệnh dị ứng ở mắt.

Dấu hiệu

Bệnh thường bị bỏ qua giai đoạn ban đầu do dễ nhầm lẫn với độ khúc xạ tăng thông thường.

  • Thị lực suy giảm đột ngột
  • Cận loạn tăng nhanh
  • Nhìn mờ hoặc đôi khi thấy 2 hình
  • Nhạy cảm ánh sáng
  • Xuất hiện những vệt sáng như hào quang

Điều trị

  • Ở giai đoạn ban đầu chúng ta có thể sử dụng kính gọng để cải thiện thị lực.
  • Giai đoạn tiếp theo khi thị lực không hiệu quả với kính gọng chuyển sang kính tiếp xúc cứng thấm khí hoặc kính tiếp xúc củng mạc.
  • Kính tiếp xúc củng mạc: Nhờ thiết kế có đường kính lớn tạo một khoảng chứa nước mắt giữa mặt sau kính và mặt trước giác mạc tạo cho giác mạc một độ cong đều giúp tăng thị lực mắt.

  • Crosslinking: Đây là phương pháp tăng liên kết giữa các lớp sợi trong giác mạc giúp làm chậm tiến triển giác mạc chóp, tuy nhiên nó không có tác dụng làm mất đỉnh chóp nên không cải thiện thị lực của mắt.
  • Ở giai đoạn cuối khi giác mạc đã quá mỏng hoặc tạo sẹo giác mạc thì phương án duy nhất để bảo tồn thị lực là ghép giác mạc.

 

  • Giác mạc chóp tuy là bệnh hiếm gặp nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời khiến bệnh tiến triển nặng có nguy cơ dẫn đến mất hẳn thị lực. Vì vậy chúng ta không nên chủ quan, bất kì dấu hiệu bất thường nào về mắt đặc biệt trong trường hợp có cận loạn cao nên được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để kịp thời phát hiện và điều trị.

ĐAU MẮT ĐỎ

Viêm kết mạc (đau mắt đỏ) là bệnh mắt thường xảy ra vào thời điểm chuyển giao mùa có thể do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Đây là bệnh dễ lây lan chủ yếu qua tiếp xúc với dịch tiết từ mắt, mũi, miệng, sử dụng các đồ dùng chung cá nhân.

Triệu chứng thường gặp: mắt đỏ, cộm, chảy nước mắt, có ghèn, dịch tiết. Trong trường hợp nặng có thể xuất hiện giả mạc ở mắt (lớp màng trắng trên kết mạc)

Cách chăm sóc khi bị đau mắt đỏ

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh đưa tay lên dụi mắt.

Vệ sinh mắt, mũi, họng hằng ngày, rửa mắt bằng nước muối sinh lí dùng tăm bông hoặc gòn để lau đi dịch tiết, ghèn.

Điều trị với các thuốc nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ.

Những điều nên và không nên khi bị đau mắt đỏ

Nên

· Vệ sinh tay và mắt, mũi, họng thường xuyên

· Nên đeo kính và khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với người khác

· Vệ sinh các vật dụng, bề mặt bằng cồn

· Ăn uống đủ chất tăng sức đề kháng

Không nên

· Không sử dụng chung các vật dụng như khăn, gối, mắt kính, thuốc nhỏ mắt

· Không đưa tay dụi mắt

· Không điều trị theo mẹo dân gian, xông mắt, đắp thuốc

· Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

 

Đau mắt đỏ thường lành tính và có thể tự khỏi tuy nhiên nếu bệnh trở nặng có thể ảnh hưởng đến giác mạc dẫn đến giảm thị lực. Trong trường hợp trên người bệnh cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và điều trị sớm, tuyệt đối không tự ý mua sử dụng thuốc mà không có thăm khám của bác sĩ vì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho mắt.

CHẮP LẸO

Chắp hay lẹo mắt là một trong những bệnh lý viêm nhiễm ở mi mắt hay gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Bệnh có thể xảy ra ở mi trên hoặc dưới, một hoặc cả 2 mắt. Biểu hiện của bệnh là ổ sưng khu trú ở vùng mi mắt.

Lẹo

Nguyên nhân do nhiễm trùng ở vùng chân lông mi thường nằm gần bờ mi.

Biểu hiện của lẹo: Sưng, đỏ kèm theo ngứa và đau. Sau vài ngày lẹo nổi lên một khối rắn như hạt gạo.

Chắp

Nguyên nhân do tắc nghẽn tuyến dầu trên mắt, thường nằm ở xa bờ mi.

Biểu hiện của chắp thường sưng, đỏ, đau, sau vài ngày chắp thường xẹp xuống thành khối tròn không đau.

Nguyên nhân dễ bị chắp/lẹo

  • Từng bị chắp/lẹo
  • Có cơ địa có mụn trứng cá đỏ và viêm da tiết bã
  • Không vệ sinh sạch vùng mắt
  • Sử dụng các mỹ phẩm hết hạn

Điều trị:

Đối với trường hợp nhẹ: chườm nóng giúp giảm đau kèm theo sử dụng thuốc nhỏ mắt

Đối với trường hợp nặng dai dẳng : Phải rạch chích lẹo

Các biện pháp phòng ngừa

– Rửa tay thường xuyên và không nên đưa tay dụi mắt

– Tẩy trang sạch sẽ sau khi trang điểm mắt, không sử dụng mỹ phẩm hết hạn.

– Không dùng chung khăn mặt, đồ trang điểm mắt.

– Đối với trẻ nhỏ cần được vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng. Hạn chế ăn, uống đồ ngọt nhiều.

  • Khi có dấu hiệu bệnh, người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt để được điều trị đúng cách. Tuyệt đối không chữa chắp, lẹo bằng cách tự ý nặn mủ, tra thuốc không theo chỉ định vì dễ làm cho tổn thương lan rộng hoặc tái phát, hoặc để lại sẹo xấu gây co rút mi mắt.

 

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TẬT KHÚC XẠ

Tật khúc xạ là tình trạng ánh sáng sau khi đi vào mắt không hội tụ đúng trên võng mạc.

Nguyên nhân

  • Bẩm sinh: Do di truyền từ gia đình, trẻ sinh non, cấu trúc bất thường của thủy tinh thể, giác mạc.
  • Trong quá trình phát triển: Do các yếu tố nguy cơ tác động sử dụng mắt nhìn gần nhiều, tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử, ánh sáng học tập làm việc kém, tư thế ngồi không đúng…

Các loại tật khúc xạ

  1. Cận thị: Là tật khúc xạ phổ biến nhất do ánh sáng hội tụ trước võng mạc, khi bị cận thị mắt sẽ nhìn mờ ở xa.

  1. Viễn thị: Ngược lại với cận thị, người bị viễn thị ánh sáng sẽ hội tụ sau võng mạc, viễn thị sẽ khiến mắt khó nhìn rõ ở gần.

  1. Loạn thị: nguyên nhân do hình ảnh hội tụ nhiều điểm trên võng mạc làm cho hình ảnh thu được bị nhòe mờ và méo mó khi nhìn ở mọi khoảng cách.

  1. Lão thị: Là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Về bản chất lão thị khá giống với viễn thị, khi bị lão thị sẽ khiến cho mắt không nhìn rõ ở gần. Lão thị thường xuất hiện từ 40 tuổi trở đi.

Tật khúc xạ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt và học tập. Đặc biệt với các trẻ còn nhỏ, thường sẽ khó phát hiện khi chỉ mắc ở một bên mắt hoặc do trẻ nhỏ chưa nhận thức được.

Khi gặp những dấu hiệu nhìn mắt nhìn mờ, nhòe, méo mó phải nheo mắt để nhìn rõ chúng ta cần được thăm khám kiểm tra mắt ngay đặc biệt với các bé ngay từ nhỏ để không bỏ sót tật khúc xạ cho con cũng như có kế hoạch theo dõi và có các biện pháp kiểm soát tật khúc xạ kịp thời cho trẻ.

TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI TRÒNG VÀ GỌNG KÍNH

  1. Tròng kính

+ Lớp phủ hạn chế trầy xước: Lớp phủ này giúp tròng kính hạn chế trầy khi rơi hoặc tiếp xúc vải cứng.

+ Lớp phủ hạn chế bám hơi nước: Giúp hơi nước bay nhanh hơn đặc biệt khi bạn đeo khẩu trang hoặc đi mưa.

+ Lớp phủ ngăn tia cực tím: Tia cực tím là tác nhân gây hại cho mắt như các bệnh về mi mắt, giác mạc, đục thể thủy tinh, mộng thịt…Do đó các lớp phủ ngăn tia UV giúp bảo vệ tốt hơn cho mắt.

+ Lớp phủ ánh sáng xanh: Hạn chế ánh sáng xanh gây hại cho mắt từ mặt trời, thiết bị điện tử giúp mắt đỡ mỏi hơn.

+ Lớp phủ đổi màu: Là một thay thế tối ưu cho kính mát, kính sẽ đổi màu đậm khi ra ngoài nắng và trong suốt khi ở trong nhà.

  1. Gọng kính  

+ Nhựa acetat: Bền chắc, không ảnh hưởng bởi tác động của nhiệt

+ Nhựa ultem: nhựa tương đối bền, đàn hồi, dẻo, nhẹ, hạn chế biến dạng gọng kính

+ Kim loại: Nhẹ, tính thẩm mỹ cao

+ Titan: nhẹ, mảnh, không gây dị ứng

+ Gọng nửa vành hay còn gọi là gọng xẻ cước: Nửa trên của mắt kính được cố định với gọng, nửa dưới được giữ bằng dây cước. Gọng nhẹ, ít ảnh hưởng tầm nhìn.

+ Gọng không vành: là loại gọng không viền, liên kết với nhau nhờ ốc cố định trên các lỗ khoan.

  1. Chiết suất
  • Chiết suất là gì
  • Chiết suất tròng kính là chỉ số đặc trưng cho khả năng bẻ cong ánh sáng khúc xạ. Chiết suất càng cao khả năng bẻ cong càng lớn đồng thời giúp cho tròng kính mỏng và chịu lực tốt hơn
  • Phân loại chiết suất
  • Chiết suất thấp: 1.50
  • Chiết suất trung bình: 1.53, 1.56, 1.59, 1.60
  • Chiết suất cao: 1.67, 1.74
  • Ưu điểm của chiết suất cao:Giúp tròng kính mỏng nhẹ hơn, chất lượng quang học và chống va đập tốt hơn, cải thiện thẩm mỹ khi đeo kính độ cao. Đặc biệt với những loại gọng xẻ cước bắt ốc chiết suất cao sẽ giúp tròng khó vỡ hay mẻ tròng.

  • Cách chọn chiết suất phù hợp
  • Theo độ khúc xạ
  • Cận viễn dưới 2.00D: 1.56
  • Cận viễn từ 2.00-4.00D: 1.60
  • Cận viễn từ 4.00-6.00D: 1.67
  • Cận viễn trên 6.00: 1.74
  • Theo gọng

Gọng xẻ cước nên chọn chiết suất từ 1.60 trở lên

Gọng bắt ốc nên chọn chiết suất từ 1.67 trở lên hoặc 2 chiết suất chuyên dùng cho bắt ốc là 1.53(trivex) và 1.59(polycarbonat) là 2 chiết suất chống bể.

Một mẹo khác để hạn chế độ dày cho tròng kính bạn nên chọn gọng có vành lớn và khung kính nhỏ giúp ăn gian bớt chiều dày của tròng kính.


Để lại một bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *



Copyright by Phòng khám Mắt Ngọc Linh 2024

Cử nhân khúc xạ nhãn khoa Phan Thị Hoài Anh tốt nghiệp Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Có 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khúc xạ nhãn khoa có chuyên môn về chỉnh tật khúc xạ, kê kính gọng/ kính tiếp xúc, thị giác 2 mắt, kiểm soát tiến triển cận thị

Quá trình công tác:

Cử nhân khúc xạ nhãn khoa Phan Thị Hoài Anh tốt nghiệp Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Có 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khúc xạ nhãn khoa có chuyên môn về chỉnh tật khúc xạ, kê kính gọng/ kính tiếp xúc, thị giác 2 mắt, kiểm soát tiến triển cận thị

Quá trình công tác:

Cử nhân khúc xạ Đặng Lê Trung Tín

Kinh nghiệm làm việc:

Đào tạo:

Đào tạo liên tục:

LĨNH VỰC CHUYÊN SÂU:

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC:

.