ATROPIN Nồng Độ Thấp – Kiểm Soát Cận Thị Hiệu Qủa Bằng Thuốc

July 5, 2024 bởi admin0
tacdungphu.png

Nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng đến năm 2050 sẽ có khoảng 50% dân số mắc tật khúc xạ Cận thị, tức cứ 2 người sẽ có 1 người cận thị. Chính vì thế mà vấn đề về Kiểm soát cận thị hiện nay đang được chú trọng. Cận thị càng nặng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tại mắt, gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến mất thị lực. Vì vậy, việc kiểm soát cận thị ở trẻ em là rất cần thiết.

Thuốc nhỏ mắt Atropin là một trong những phương pháp kiểm soát cận thị được đánh giá là dễ sử dụng, giá thành không quá cao nhưng mang lại hiệu quả thiết thực.

ATROPIN LÀ THUỐC GÌ VÀ NHƯ THẾ NÀO LÀ ATROPIN NỒNG ĐỘ THẤP?

  • Atropin được biết đến là loại thuốc nhỏ mắt dùng để hỗ trợ các hoạt động thăm khám như làm giãn đồng tử để soi đáy mắt, làm liệt đi chức năng điều tiết để có thể đánh giá chính xác hơn độ khúc xạ ở trẻ nhỏ, ngoài ra còn là phương pháp điều trị bệnh lý Nhược thị (mắt lười).
  • Atropin nồng độ thấp là các dung dịch Atropin có nồng độ từ 0.05% trở xuống, đang được nghiên cứu và chứng minh có hiệu quả trong việc kiểm soát tiến triển cận thị. Các nồng độ Atropine thường được sử dụng hiện nay để kiểm soát cận thị là 0.01%, 0.025% và 0.05%. Trong đó, nồng độ Atropine càng cao thì hiệu quả kiểm soát cận thị càng tốt. Tuy nhiên việc lựa chọn nồng độ phù hợp sẽ do bác sĩ chỉ định tùy thuộc vào lứa tuổi, độ cận, các yếu tố nguy cơ…

ATROPIN NỒNG ĐỘ THẤP KIỂM SOÁT CẬN THỊ NHƯ THẾ NÀO?

Việc tiến triển cận thị phần lớn là do độ dài trục nhãn cầu không ngừng tăng theo thời gian

  • Các thụ thể muscarinic có nhiều trong võng mạc, hắc mạc, củng mạc,.. Atropin hoạt động bằng cách ức chế các thụ thể muscarinic cholinergic từ đó có khả năng làm giãn đồng tử, liệt điều tiết của mắt và ngăn chặn được sự kéo dãn/ làm mỏng của củng mạc, giúp làm chậm hoặc ức chế sự phát triển của trục nhãn cầu, làm kiểm soát tiến triển cận thị ở trẻ em.

HIỆU QUẢ CỦA ATROPIN NỒNG ĐỘ THẤP TRONG KIỂM SOÁT CẬN THỊ

Cho hiệu quả tích cực trong việc làm chậm quá trình cận thị lên đến 50-60% với những người sử dụng.

  • Các nghiên cứu đầu tiên đã sử dụng nồng độ 1% để làm chậm sự tiến triển của cận ở trẻ em, nhưng loại này có các tác dụng phụ đáng kể – đồng tử giãn to khiến trẻ nhạy ánh sáng và làm mờ tầm nhìn gần của trẻ. Trong 10 năm qua, các nghiên cứu đã thay vào đó điều tra các nồng độ thấp hơn, có tác dụng phụ tối thiểu. Các nồng độ của thuốc nhỏ mắt Atropin đã được nghiên cứu để kiểm soát cận thị thay đổi từ 0,01% lên đến 1%. Sự cân bằng tốt nhất giữa tác dụng phụ tối thiểu và hiệu quả tối đa để kiểm soát tiến triển của cận thị dường như được tìm thấy với các nồng độ thấp từ 0,01% đến 0,05%, trong độ tuổi từ 4 đến 12 tuổi.
  • Ngoài ra, Atropin 0,01% đã được chứng minh có hiệu quả rất tốt khi được kết hợp cùng phương pháp kính áp tròng ban đêm Ortho-K, giúp tăng cường hiệu quả kiểm soát cận thị ngắn hạn ở lứa tuổi từ 6 đến 11 tuổi.
  • Ưu điểm lớn của phương pháp tra thuốc Atropin so với các phương pháp khác trong việc kiểm soát cận thị là tính đơn giản, dễ tiếp cận và chi phí thấp của nó. Atropin nồng độ thấp trong kiểm soát cận thị thường được chỉ định nhỏ 1 giọt vào mắt 1 lần/ ngày, trước khi trẻ chuẩn bị đi ngủ.

TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC NHỎ MẮT ATROPIN

  • Tác động của Atropin làm giãn đồng tử, có thể gây chói lóa khó chịu, làm tăng độ nhạy cảm với ánh sáng đối với trẻ. Đồng thời làm giảm hoặc liệt khả năng điều tiết gây ra tình trạng mờ khi nhìn gần. Những điều này được thấy rõ nhất đối với các nồng độ Atropin từ 0,1% đến 1%.

→  Như đã đề cập bên trên các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng hiệu quả kiểm soát cận thị của Atropin có thể đạt được với nồng độ atropine từ 0,01% đến 0,05%. Ở những nồng độ thấp như vậy, Atropin đã được chứng minh có tác động tối thiểu đến kích thước đồng tử và việc điều tiết của mắt, từ đó giảm thiểu đáng kể những tác dụng phụ không mong muốn này.

  • Tiếp xúc toàn thân có khả năng sẽ xuất hiện các hiện tượng không mong muốn khi sử dụng liều lượng cao, bao gồm Rối loạn nhịp (tăng nhịp tim), Rối loạn hệ TKTW (chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ, lo lắng,…), táo bón,…Tuy nhiên, những tác dụng này rất ít khi xảy ra khi sử dụng nồng độ thấp 0.01% trong việc kiểm soát cận thị. 
  • Một số tác dụng phụ hiếm gặp như kích ứng ở mắt, gây viêm hoặc sưng đỏ,…Trong trường hợp các triệu chứng này trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, người dùng cần ngừng sử dụng thuốc, thông báo cho bác sĩ và tham khảo ý kiến của họ về việc tiếp tục điều trị.

NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC NHỎ MẮT ATROPIN

  • Để đạt được kiểm soát tiến triển cận thị tốt nhất và hiệu quả nhất bằng thuốc nhỏ mắt Atropin, tốt nhất là bắt đầu sử dụng từ 6 tuổi.
  • Chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc.
  • Không sử dụng với các trường hợp trẻ em bị viễn thị, vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình chính thị hoá, làm hạn chế sự phát triển bình thường chiều dài của trục nhãn cầu.
  • Tuy kiểm soát được tiến triển của cận thị những việc nhỏ Atropin không giúp cải thiện được thị lực của người dùng, nên khi sử dụng phương pháp này cần phải kết hợp với việc đeo kính gọng/ kính áp tròng thông thường để mang lại thị lực tối ưu.

 

Công dụng của thuốc tra mắt Atropin trong điều trị cận thị không thể phủ nhận, Atropin nồng độ thấp được sử dụng trong kiểm soát cận thị có ít tác dụng phụ hơn cho việc sử dụng dài hạn và đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, để tận dụng tốt loại thuốc này, việc hiểu rõ về cơ chế hoạt động, liều lượng, và những tác dụng phụ cũng như lưu ý khi sử dụng là vô cùng quan trọng. Điều quan trọng nhất, luôn nhớ rằng sự hỗ trợ từ ý kiến của bác sĩ, chuyên gia về mắt là quan trọng để có thể sử dụng một cách đúng đắn và an toàn nhất.


Để lại một bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *



Copyright by Phòng khám Mắt Ngọc Linh 2024

Cử nhân khúc xạ nhãn khoa Phan Thị Hoài Anh tốt nghiệp Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Có 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khúc xạ nhãn khoa có chuyên môn về chỉnh tật khúc xạ, kê kính gọng/ kính tiếp xúc, thị giác 2 mắt, kiểm soát tiến triển cận thị

Quá trình công tác:

Cử nhân khúc xạ nhãn khoa Phan Thị Hoài Anh tốt nghiệp Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Có 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khúc xạ nhãn khoa có chuyên môn về chỉnh tật khúc xạ, kê kính gọng/ kính tiếp xúc, thị giác 2 mắt, kiểm soát tiến triển cận thị

Quá trình công tác:

Cử nhân khúc xạ Đặng Lê Trung Tín

Kinh nghiệm làm việc:

Đào tạo:

Đào tạo liên tục:

LĨNH VỰC CHUYÊN SÂU:

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC:

.